Những lưu ý khi đi đăng kiểm ô tô là một bài viết tổng hợp mà các tài xế cần nắm rõ. Nếu bạn mới mua ô tô, đặc biệt là mua ô tô đã qua sử dụng thì nhất định bạn phải biết những lưu ý dưới đây.
Đăng kiểm ô tô tại sao quan trọng?
Đăng kiểm ô tô là quá trình các trung tâm thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam kiểm tra chất lượng phương tiện cơ giới. Quá trình này nhằm đảm bảo phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn về kỹ thuật. Các tiêu chí quan trọng là phanh, hệ thống lái và mức độ bảo vệ môi trường.
Đây là quy trình quan trọng và bắt buộc chủ sở hữu xe phải thực hiện trước khi lưu hành.
Vì thế với những ai đang sở hữu xe thì nhất định phải biết những lưu ý khi đi đăng kiểm ô tô.
Kết quả đăng kiểm gồm 2 trường hợp:
- Nếu đạt: Chủ sở hữu xe được cấp hoặc gia hạn giấy đăng kiểm xe trước đó để tiếp tục được lưu thông.
- Nếu không đạt: Chủ sở hữu phải hoàn thiện những lỗi chưa đạt. Thực hiện đăng kiểm lại đến khi đạt thì xe mới được lưu thông.
Đi đăng kiểm ô tô cần lưu ý gì?
Tuy đây là quá trình bắt buộc nhưng nếu có sự chuẩn bị trước, việc đăng kiểm ô tô sẽ diễn ra nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian.
1. Nắm rõ quy trình đăng kiểm ô tô
Việc này sẽ giúp bạn chủ động biết được mình cần làm những gì. Có sự chuẩn bị tốt hơn, tránh hoang manh hay loay hoay với quá nhiều thủ tục.
Theo quy định, quá trình đăng kiểm ô tô cần thực hiện qua những bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ (bao gồm đăng ký xe, đăng kiểm cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự). Viết tờ khai và đóng lệ phí gồm phí kiểm định xe và phí cấp giấy chứng nhận. Mọi thủ tục liên quan đến quy trình đăng kiểm xe ô tô phải được thực hiện ở các trạm đăng kiểm do Bộ Giao thông Vận tải cấp phép.
- Bước 2: Kiểm tra xe. Nếu chưa đạt, nhân viên đăng kiểm sẽ thông báo biển số xe để lái xe mang đi sửa và thực hiện đăng kiểm lại.
- Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ
- Bước 4: Dán tem đăng kiểm mới (với trường hợp đạt yêu cầu)
Khi đi đăng kiểm, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đăng ký xe ô tô
- Giấy chứng nhận kiểm định cũ.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Nhiều nơi viết khi đi đăng kiểm cần cả CMND và hộ khẩu … nhưng mình thường xuyên đi đăng kiểm nhưng không thấy các nhân viên hỏi tới.
Việc đi đăng kiểm cũng không cần phải chính chủ.
Nộp phí đăng kiểm và phí bảo trì đường bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm
Để tránh mất thời gian cũng như đảm bảo đăng kiểm thành công thì bạn nên đưa xe đi bảo dưỡng, sửa chữa, trùng tu trước khi đi đăng kiểm.
Vì quy trình kiểm tra ở cơ quan kiểm định sẽ phải trải qua 5 công đoạn với tổng cộng 56 hạng mục. Việc bảo dưỡng sẽ giảm thiểu những lỗi không đáng có.
Theo đó, khi đi bảo dưỡng cần chú ý đến những hạng mục sau:
- Hệ thống phanh
- Vệ sinh số máy và xác định vị trí của số khung xe
- Kiểm tra khoang động cơ, nước làm mát, dầu phanh, dầu trợ lực lái,..
- Kiểm tra hệ thống điện, đèn xe, còi xe, phanh xe
- Kiểm tra hoạt động cần gạt nước
- Kiểm tra bảng táp lô, dây an toàn,…
Tất cả cần được kiểm tra tổng thể ở các gara uy tín.
3. Lựa chọn thời gian đi đăng kiểm thích hợp
Để không mất thời gian xếp hàng hay chờ đợi vì lượng xe đi đăng kiểm, chủ xe nên tránh những ngày cuối tuần, hay trước kỳ nghỉ lễ.
Thời điểm thích hợp là khoảng giữa tuần. Bên cạnh đó, hãy gọi đến các trạm đăng kiểm để đặt lịch trước, đến đúng giờ hẹn để tiết kiệm tối đa thời gian.
Hi vọng với những lưu ý khi đi đăng kiểm ô tô trên đây, bạn sẽ có những chuẩn bị thật tốt. Chúc các bạn nhanh chóng nhận được chứng nhận đăng kiểm nhé!
Xem thêm: Mang xe ô tô đi đăng kiểm cần lưu ý những gì (phần 1)